Địa chỉ thường trú là thuật ngữ quen thuộc với những công dân sinh sống trên một lãnh thổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của thuật ngữ này. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin đầy đủ về vấn đề địa chỉ thường trú là gì, cách xác định như thế nào? Cùng lefthandedportal.com tìm hiểu dưới đây nhé.
I. Địa chỉ thường trú là gì?
Theo Luật cư trú sửa đổi 2013, địa chỉ thường trú là nơi công dân đã tiến hành đăng ký với Công an, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý tại địa phương nơi người đó đang thường trú. Theo đó, địa chỉ thường trú có thể không bắt buộc là nơi bạn sinh sống, thế nhưng nếu không phải là nơi bạn sinh sống thì phải là nơi bạn làm việc hoặc đăng ký kinh doanh.
Vậy quy định về tính pháp lý của địa chỉ thường trú là gì? Đây sẽ là thông tin liên lạc chính thức và chi tiết của mỗi công dân. Thông thường, địa chỉ này sẽ được khai trong phần Lý lịch cá nhân hoặc hồ sơ xin việc. Cơ quan có thẩm quyền, nhà chức trách địa phương hoặc đơn vị tuyển dụng sẽ căn cứ vào thông tin địa chỉ này để liên lạc với người đó khi cần.
Việc khai báo thông tin địa chỉ thường trú hiện nay yêu cầu công dân phải tự khai báo một cách thành thực và chi tiết nhất để thuận tiện cho việc quản lý thông tin về nơi cư trú của Nhà nước sau này.
II. Cách xác định địa chỉ trường trú
Bên cạnh thông tin địa chỉ thường trú là gì, mỗi công dân cũng nên biết cách xác định địa chỉ thường trú, cách giải quyết như thế nào?
- Trường hợp 1: Công dân từ nhỏ đến khi trưởng thành chỉ sinh sống, học tập là làm việc tại 1 địa chỉ hay 1 khu vực duy nhất thì đó chính là nơi người đó đăng ký địa chỉ thường trú. Địa chỉ này cần thỏa mãn điều kiện là nơi ở hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trường hợp 2: Công dân thường xuyên phải di chuyển qua nhiều nơi khác nhau, nhưng không quá chênh lệch nhiều về thời gian cứ trú thì việc xác định địa chỉ thường trú sẽ khó hơn. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự ổn định và thường xuyên mà công dân sống tại các địa chỉ này, nguyện vọng của công dân để quyết định nơi đăng ký địa chỉ thường trú. Với trường hợp này, bạn cần lưu ý rằng kể từ khi đăng ký địa chỉ thường trú ở đâu thì bạn nên sinh sống thường xuyên ở nơi đó.
III. Những địa điểm không được đăng ký thường trú
Khi luật cư trú 2020 có hiệu lực, việc đăng ký địa chỉ thường trú đã được siết chặt hơn so với trước đây. Do đó, ngoài việc biết được địa chỉ thường trú là gì, bạn nên nắm được thông tin về 5 địa điểm cho dù người dân có sinh sống lâu dài, thường xuyên thì cũng không thể đăng ký địa chỉ thường trú, đó là:
- Chỗ ở nằm trong khu vực cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấm chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, mốc bảo vệ công trình hạ tầng, khu vực đã được ảnh báo về nguy cơ lũ quét, sạt lở, khu di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đê điều, thủy lợi và khu vực bảo vệ công trình theo những quy định cụ thể của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên khu vực đất lấn chiếm trái phép, hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo những quy định của pháp luật.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan có chức năng; chỗ ở nhà nhà ở một phần hoặc toàn phần diện tích đang có vấn đề về tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký địa chỉ thường trú đã bí xóa thông tin đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo pháp luật đã quy định.
- Chỗ ở là nhà đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.
IV. Sự khác biệt giữa địa chỉ thường trú và tạm trú
Địa chỉ thường trú và tạm trú đều thuộc hình thức cư trú của mỗi công dân, tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ thì có thể dẫn đến nhầm lẫn. Bởi hai khái niệm này có sự khác biệt rất lớn.
Địa chỉ thường trú là việc công dân sinh sống thường xuyên không bị giới hạn về thời gian tại địa phương; trong khi đó tạm trú chỉ đơn giản là địa chỉ sinh sống có thời hạn. Theo đó, đăng ký địa chỉ thường trú sẽ được nhận sổ hộ khẩu còn đăng ký tạm trú sẽ được công an xã/phường cấp cho sổ tạm trú.
Theo quy định của Luật cư trú, khi công dân đến địa phương khác không phải nơi thường trú để sinh sống, công tác hoặc học tập thì trong vòng 30 ngày phải đến Công an cơ sở để đăng ký khai báo tạm trú.
Từ tạm trú lên địa chỉ thường trú có được không, điều kiện để lên địa chủ thường trú là gì, có khó không? Nếu bạn muốn lên địa chỉ thường trú tại các thành phố lớn thì cần có chỗ ở hợp pháp và làm tạm trú tại thành phố đó tối thiểu là 1 năm. Trong trường hợp nhập khẩu thì cần có sự đồng ý từ người đã có hộ khẩu tại thành phố đó.
Riêng đối với trường hợp từ tạm trú lên thường trú mà không sở hữu nhà riêng thì cần có hợp đồng cho thuê/mượn diện tích nhà ở đó. Các điều khoản trong hợp đồng cần phải ghi rõ giới hạn không gian sống thuộc quyền sử dụng của công dân đăng ký địa chỉ thường trú.
Nếu người đăng ký lên địa chỉ thường trú là công dân nước ngoài thì Đại sứ quán sẽ phụ trách xin cấp thẻ thường trú cho người đó. Thẻ này có giá trị vô thời hạn để công dân có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi xoay quanh thắc mắc địa chỉ thường trú là gì, cách xác định địa chỉ thường trú như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình đăng ký địa chỉ thường trú. Chúc bạn thành công nhé.