Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và tham gia nhiều phản ứng sinh học. Vậy kẽm là gì? Có những vai trò như thế nào? Hãy cùng lefthandedportal.com giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
I. Kẽm là gì?
Kẽm (viết tắt Zn) là nguyên tố vi lượng giúp cân bằng nội tiết, tái tạo da, tóc và tăng miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, chúng rất cần thiết đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Trong cơ thể người có từ khoảng 2g đến 4g kẽm, phân bố chủ yếu ở mắt và tuyến tiền liệt. Phần còn lại phân bố ở xương, thận, não, cơ và tinh dịch.
II. Vai trò của kẽm với sức khỏe
Như đã chia sẻ khi giải thích kẽm là gì, đây là nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể người. Thế nhưng vai trò của chúng đối với sức khỏe là rất quan trọng. Dưới đây là những vai trò nổi bật của kẽm.
1. Phát triển não bộ
Theo các kết quả nghiên cứu, não bộ chứa lượng kẽm lớn. Chúng là nguyên tố rất cần thiết cho sự phát triển, cải thiện não bộ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ở người trưởng thành, nguyên tố này còn giúp phục hồi não bộ sau chấn thương. Cùng với vitamin B6, thì kẽm còn giúp thúc đẩy sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh trung ương.
2. Củng cố hệ miễn dịch
Nguyên tố kẽm kích thích sự phát triển các đại thực bào, lympho bào B và T, nhờ đó mà tạo thành hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân nguy hiểm gây bệnh.
3. Phát triển xương
Bên cạnh Canxi thì Kẽm cũng là nguyên tố cấu tạo nên xương. Nguyên tố vi lượng này cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, ngoài việc bổ sung Canxi, bạn cũng nên bổ sung Kẽm để xương phát triển tốt hơn.
4. Điều hòa nội tiết
Kẽm còn tham gia điều hòa hoạt động của tuyến nội tiết, sản xuất các hormone cần thiết cho quá trình sống của cơ thể. Đặc biệt, nguyên tố này có có ý nghĩa trong quá trình điều hòa sinh sản.
Với nam giới, kẽm tập trung nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hóa và phát triển những đặc tính sinh dục. Còn với nữ giới, nguyên tố này giúp đẹp da và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
5. Chuyển hóa các chất
Nguyên tố kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa, hấp thu các nguyên tố vi lượng khác như canxi, đồng, magie… cùng với với loại enzym khác.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy kẽm còn có tác dụng làm giảm độc tính của một số kim loại nặng, hạn chế chất gây độc cho cơ thể.
Đồng thời, kẽm còn thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn ở trẻ nhỏ.
6. Phát triển thai nhi
Kẽm là nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp các chất của cơ thể. Chúng là thành phần của hơn 80 loại Enzym cho sự tổng hợp AND, ARN tạo thành protein. Nhờ đó mà giúp thai nhi phát triển tốt hơn cả về trí tuệ, cân nặng và chiều cao.
7. Điều trị mụn, giảm viêm
Do có khả năng giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm giảm sự hoạt động của tuyến nhờn nên kẽm là hoạt chất đường dùng để điều trị mụn trứng cá.
8. Điều trị tiêu chảy
Theo nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ là do tiêu chảy. Vì thế, việc tìm ra phương pháp điều trị tiêu chảy rất được quan tâm.
Các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung kẽm, bù nước cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy giúp giảm thời gian, mức độ của bệnh.
9. Hỗ trợ sức khỏe tình dục
Kẽm còn có vai trò đối với sinh dục, đặc biệt khả năng sinh sản ở nam giới.
Nguyên tố kẽm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh. Nếu thiếu kẽm, chất lượng tinh trùng có thể bị suy giảm, tuy nhiên nếu dư thừa thì cũng gây độc cho tinh trùng.
III. Bổ sung kẽm như thế nào?
Nhu cầu về kẽm ở mỗi độ tuổi là không giống nhau. Theo khuyến cáo, liều lượng kẽm cần bổ sung ở mỗi đối tượng như sau:
- Trẻ nhỏ từ 7 tháng đến 3 tuổi nên bổ sung khoảng 5mg kẽm/ngày.
- Trẻ từ 4 tuổi đến 13 tuổi nên bổ sung khảng 5mg kẽm/ngày.
- Người lớn cần bổ sung khoảng 15 mg kẽm/ngày.
- Phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 15mg đến 25mg kẽm/ngày.
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên bạn cũng nên biết kẽm là gì và cách bổ sung chúng hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
- Nên đa dạng chế độ ăn bằng các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cá…
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau xanh…
- Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như bột mì bổ sung kẽm, cốm bổ sung kẽm, hạt nêm bổ sung kẽm… trong bữa ăn hàng ngày.
- Khi bổ sung kẽm nên tăng cường bổ sung thêm vitamin A, C, B6 để tăng sự hấp thu kẽm.
- Nên dùng kẽm trước sắt bởi vì sắt có thể cản trở quá trình hấp thu kẽm.
- Bổ sung kẽm đúng liều lượng, không nên bổ sung quá nhiều. Theo khuyến cáo, nữ giới cần bổ sung khoảng 8 mg kẽm/ngày, nam giới khoảng 11mg kẽm/ngày. Lưu ý không bổ sung quá 40mg kẽm/ngày. Tuy nhiên điều này không áp dụng với đối tượng thiếu kẽm, những người cần bổ sung kẽm với liều cao.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, người ăn chay, người rối loạn tiêu hóa hay nghiện rượu cần bổ sung kẽm.
Có thể thấy, kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng rối loạn khiến hoạt động sinh lý không được bình thường. Vì thế, chúng ta nên bổ sung đầy đủ để có được sức khỏe tốt nhất.
Mong rằng với những phân tích trên đây, bạn đã hiểu được kẽm là gì cũng như vai trò của nó đối với cơ thể. Hãy bổ sung cho cơ thể kẽm theo đúng liều lượng khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe nhé.